Điều kiện sức khỏe đi Nhật là gì ?, điều kiện sức khỏe đi xklđ Nhật Bản như thế nào ? Những bệnh không đi được XKLĐ Nhật Bản gồm những bệnh gì ?… Đây là những câu hỏi của rất nhiều các bạn thực tập sinh ( lao động ) tìm hiểu tham gia chương trình. Nhằm giải đáp cho người lao động, chúng tôi xin giải đáp các thắc mắc của các bạn về điều kiện sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- Tiêu chuẩn Điều kiện sức khỏe đi Nhật năm 2023
- 13 nhóm bệnh không đi được Nhật bao gồm:
- Đi XKLĐ Nhật Bản cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
- Khám sức khỏe đi Nhật ở đâu ? Bệnh viện khám sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản ?
- Chi phí khám sức khỏe đi Nhật Bao nhiêu ?
- Khám sức khỏe đi Nhật gồm những gì ? Khám sức khỏe đi Nhật như thế nào ?
Tiêu chuẩn Điều kiện sức khỏe đi Nhật năm 2023
Điều kiện sức khỏe đi Nhật năm 2020 là người lao động phải có sức khỏe tốt, phù hợp với ngành nghề. Không tuyển lao động có bệnh truyền nhiễm, bệnh cấp tính, mãn tính chưa chữa khỏi hay người bị dị tật giác quan, dị tật cơ quan vận động, phụ nữ mang thai.
Đây chính là những tiêu chuẩn điều kiện sức khỏe đi Nhật làm việc. Nếu phía nhà tuyển dụng nước ngoài có yêu cầu khác thì cần phải bổ sung thêm sao cho phù hợp.
Theo quy định của Bộ Y tế về việc khám bệnh và chứng nhận sức khỏe cho lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài. Hiện, có tất cả 13 nhóm bệnh không đi được Nhật.
13 nhóm bệnh không đi được Nhật bao gồm:
1. Các bệnh về tim mạch
– Bệnh huyết áp
– Các bệnh van tim thực thể
– Di chứng tai biến mạch máu não
– Các bệnh tim bẩm sinh
– Loạn nhịp hoàn toàn
– Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim cấp và mạn
– Tim to chưa rõ nguyên nhân
– Suy mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim
– Người mang máy tạo nhịp tim
– Viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
2. Các bệnh về hô hấp
– Lao phổi đang tiến triển hoặc chưa chữa khỏi
– Tràn dịch, tràn khí màng phổi
– Tâm phế mãn
– Tắc nghẽn đường hô hấp mạn tính
– Khí phế thũng
– Xơ phổi
– Hen phế quản
– Viêm dày dính màng phổi
– Áp xe phổi
– Ung thư phổi, ung thư phế quản các giai đoạn.
3. Các bệnh về tiêu hoá
– Sỏi mật
– Xơ gan, ung thư gan
– Viêm gan (A,B,C)
– Áp xe gan
– Lách to
– Cổ chướng
– Vàng da
– Loét dạ dày hành tá tràng có hẹp môn vị
– Ung thư đường tiêu hoá
4. Các bệnh về nội tiết
– Đái tháo đường
– Cường hoặc suy tuyến giáp
– Suy tuyến thượng thận
– Đái nhạt
– U tuyến thượng thận
5. Các bệnh thận và tiết niệu
– Viêm cầu thận cấp hoặc mạn
– Thận đa nang, u thận
– Suy thận
– Thận hư nhiễm mỡ
– Sỏi đường tiết niệu
– Viên đài bể thận cấp hoặc mạn
6. Các bệnh về thần kinh
– Động kinh
– U não, rồng tuỷ, u tuỷ, u thần kinh ngoại biên
– Di chứng bại liệt
– Liệt 1 hoặc nhiều chi
– Bệnh, tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại biên
– Thoát vị đĩa đệm cột sống
– Xơ hoá cột bên teo cơ
– Bệnh u tuyến ức (liệt tứ chi)
– Parkinson
– Rối loạn vận động không phải Parkinson
7. Các bệnh về tâm thần
– Tâm thần phân liệt
– Rối loạn cảm xúc
– Histeria
– Nghiện ma tuý, nghiện rượu
8. Bệnh cơ quan sinh dục
– U xơ tuyến tiền liệt
– Ung thư dương vật, ung thư bàng quang
– Sa sinh dục
– Ung thư vú
– Ung thư cổ tử cung
– U nang buồng trứng.
9. Các bệnh về cơ xương khớp
– Viêm khớp dạng thấp
– Viêm cột sống dính khớp
– Cụt chi
– Viêm xương, cốt tuỷ viêm
– Thoái hoá cột sống giai đoạn 3.
– Loãng xương nặng
10. Các bệnh da liễu và hoa liễu
– Bệnh lậu cấp và mạn
– HIV, AIDS
– Bệnh hệ thống tạo keo
– Bênh phong
(còn triệu chứng lâm sàng và vi khuẩn) và di chứng tàn tật độ 2.
– Nấm sâu, nấm hệ thống
– Các thể Lao da
– Viêm da mủ; viêm da mủ hoại tử
– Viêm tắc động mạch
– Vẩy rồng
– Loét lâu lành
– Bệnh Duhring; bệnh Pemphigus các thể.
– Bệnh Porphyrida
– Viêm tắc tĩnh mạch
– Hồng ban nút do Lao
– Hồng ban nút do Liên cầu đang điều trị
– Các bệnh da do vius, vi khuẩn, nấm, coxacki; ký sinh vật đang điều trị hoặc điều trị chưa khỏi.
– Bệnh vảy nến
– Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (các thời kỳ bệnh giang mai, bệnh lậu cấp, bệnh do chlamydia trachomatis; Nicholafavre; Donovanoh, bệnh hạ cam mềm….)
11. Các bệnh về mắt
– Các bệnh về mắt cấp tính cần được điều trị (cơn glôcôm cấp, viêm thị thần kinh cấp, viêm màng bồ đào cấp….)
– Sụp mi từ độ III trở lên
– Viêm màng bồ đào
– Đục nhân mắt
– Thiên đầu thống
– Quáng gà
– Viêm thần kinh thị giác
– Thoái hoá võng mạc
– Các bệnh mắt có thị lực (có kính) < 8/10 và có biến đổi thị trường
12. Các bệnh về Tai Mũi Họng
– U hoặc ung thư vòm họng
– Viêm xoang, viêm tai giữa chưa ổn định
– Trĩ mũi
13. Các bệnh về răng hàm mặt
– Dị tật vùng hàm mặt
– Các bệnh, các loại u và nang vùng răng miệng, hàm mặt ảnh hưởng đến sức khoẻ và công tác.
Đi XKLĐ Nhật Bản cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
- Sức khỏe cơ bản: Nam cao từ 1m56 trở lên , nữ cao từ 1m45 trở lên. Trong độ tuổi đi Nhật yêu cầu.
- Hình thể bên ngoài: Không dị tật bẩm sinh, dị dạng, khuyết tật tay chân, hay các giác quan gây khó khăn khi đi lại, nhìn, nghe, nói và vận động. Không bị biến dạng cột sống ảnh hưởng về đi lại vận động, gù, vẹo.
>> Đơn hàng đi Nhật không yêu cầu chiều cao
Khám sức khỏe đi Nhật ở đâu ? Bệnh viện khám sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản ?
Khi khám sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản người lao động cần khám ở những bệnh viện có đủ điều kiện khám sức khỏe đi Nhật được Bộ y tế và Bộ lao động công nhận.
Hiện nay, khám sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản tại các bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe đi Nhật là : Bệnh viện Tràng An, Bệnh viện Giao thông vận tải,…
Đối với người lao động tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản tại cty XKLĐ Châu Hưng sẽ được nhân viên công ty đưa đi khám sức khỏe tại các bệnh viện uy tín đủ điều kiện khám sức khỏe đi Nhật và sẽ có kết quả khám sức khỏe đi Nhật trong vòng 24h.
Chi phí khám sức khỏe đi Nhật Bao nhiêu ?
Chi phí khám sức khỏe đi Nhật theo quy định của bệnh viện được tính dựa trên cơ sở biểu giá thu một phần viện phí theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nhằm đảm bảo chi phí khám sức khỏe tổng quát, chuẩn đoán hình ảnh, và một số khoản chi phí khác. Chi phí khám sức khỏe đi Nhật dao động từ 700k ~ 800k
Khám sức khỏe đi Nhật gồm những gì ? Khám sức khỏe đi Nhật như thế nào ?
Người lao động khám sức khỏe đi Nhật gồm khám sức khỏe tổng thể toàn bộ của mình:
- Chiều cao, cân nặng, huyết áp
- Đo thị lực, thính lực của ứng viên
- Khám nội, khám ngoại
- Xét nghiệm máu: kiểm tra nhóm máu, viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, công thức máu, các bệnh truyền nhễm HIV, giang mai.
- Xét nghiệm nước tiểu: morphin, chuẩn đoán thai sớm, tiểu đường.
- Điện tâm đồ
- Chụp X-quang phổi.
Một số lưu ý trước khi đi khám sức khỏe đi Nhật như sau:
- Trước ngày khám bệnh không nên uống rượu bia, hút thuốc lá. Trước khi xét nghiệm máu, không nên uống các loại nước có ga, cà phê hay ăn đồ ngọt,…
- Không được lo lắng hồi hộp, sẽ ảnh hưởng đến kết quả điện tim không chính xác. Hãy thật bình tĩnh khi khám điện tim.
- Giấy chứng nhận sức khỏe cho lao động đi làm việc ở nước ngoài chỉ có hiệu lực trong thời gian là 3 tháng kể từ ngày ký.
Trên đây là điều kiện sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản mà người lao động cần nắm rõ. Để biết mình có đủ điều kiện sức khỏe đi Nhật hay không các bạn cần làm ngay hồ sơ khám sức khỏe đi Nhật nhé . Mọi thông tin cần tư vấn xin liên hệ đến chúng tôi:
LÂM ĐỨC (MR): 0963.555.332 – 0971.704.345
Xem thêm: