Thứ Bảy , Tháng Bảy 27 2024

Hướng dẫn làm thủ tục xin giảm Thuế tại Nhật Bản từ A đến Z

Theo quy định của luật pháp Nhật Bản, bất kể là du học sinh hay thực tập sinh. Khi đang sinh sống và làm việc tại Nhật đều phải có nghĩ vụ đóng thuế đầy đủ. Đây là khoản phí không quá ít, cũng không phải quá nhiều đối với các bạn đi Xuất Khẩu lao động Nhật Bản 2023.

Tuy nhiên, để có thể tiết kiệm tiền lương được nhiều nhất rồi gửi về cho gia đình tại Việt Nam. Rất nhiều các bạn du học sinh, thực tập sinh làm đơn xin giảm thuế.
Vậy thủ tục để xin được giảm thuế tại Nhật cần những giấy tờ gì? Cùng JpViet.net tìm hiểu nhé!

1. Các loại thuế phải đóng khi sinh sống tại Nhật

Như các bạn đã biết, đã đi làm ở Nhật thì không thể tránh khỏi 2 loại thuế :  所得税 (thuế thu nhập) và 住民税 (thuế thị dân). Khi sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, thực tập sinh phải có trách nhiệm đóng các khoản thuế cơ bản như sau:

Thuế thị dân (thuế của thành phố)
Thuế huyện dân (thuế của tỉnh/huyện nơi thực tập sinh làm việc)
Thuế thu nhập (nếu tổng thu nhập 1 năm dưới 103 man sẽ không phải nộp loại thuế này)

Giấy báo thuế thị dân ở Nhật

Trong đó Thuế thị dânThuế Huyện Dân là khoản tiền mà các thực tập sinh sống tại địa phương đó phải nộp cho cơ quan thuế của địa phương. Để góp phần duy trì các dịch vụ phúc lợi – xã hội tại nơi mình sinh sống bao gồm thu gom rác thải, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, giáo dục…
Đây là khoản thuế mà tất cả các cá nhân có thu nhập trong một năm vượt trên 1 triệu yên/năm đều phải nộp. Do đó, những thực tập sinh năm đầu sẽ không phải đóng khoản thuế này mà bắt đầu phải đóng từ năm 2.

Thuế thu nhập cá nhân tại Nhật khá giống với thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam. Theo đó khoản thế này thực tập sinh sẽ phải đóng khi thu nhập trên 103 man/tháng. Hầu hết các thực tập sinh sang Nhật làm việc đều có mức lương cơ bản tầm 28-35 triệu đồng tương đương 15-18 man. Nếu tính trên năm thì chắc chắn tổng thu nhập sẽ trên 103 man.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân tại Nhật

Cả 3 loại thuế trên đều được tính dựa theo tổng thu nhập một năm của thực tập sinh do đó tùy vào mỗi người mà khoản thuế có sự chênh lệch. Ngoài các loại thuế trên, thực tập sinh còn phải đóng bảo hiểm bắt buộc do chính phủ Nhật Bản quy định như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm lương hưu.
Đọc thêm: Kinh nghiệm làm hồ sơ xin việc làm thêm tại Nhật Bản bao đỗ

2. Thủ tục xin giảm thuế tại Nhật cho người lao động

Thực tập sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản chắc chắn sẽ phải nộp thuế. Do đó, để có thể giảm khoản thuế này bạn cần chứng minh bạn đủ các điều kiện để được giảm thuế. Một trong những cách giảm thuế mà được nhiều thực tập sinh sử dụng chính là chứng minh có người phụ thuộc cần nuôi dưỡng tại Việt Nam. Như gửi tiền cho bố mẹ, gửi tiền về nuôi em ăn học, gửi tiền chu cấp cho anh trai, chị gái…

Có một số điểm cần chú ý khi bạn làm giấy chứng nhận người phụ thuộc như:

– Phải có hóa đơn ghi rõ tên người nhận đúng theo trong bản đăng ký phụng dưỡng
– Con nhỏ là đối tượng phụng dưỡng nhưng lại không phải là đối tượng hoàn thuế do không mở được tài khoản. Con trên 16 tuổi thì bắt đầu được tính giảm.
– Không quy định một năm phải gửi bao nhiêu tiền nhưng bạn. Nhưng nên gửi 10man/người mỗi năm.
– Có chứng nhận mối quan hệ với người phụng dưỡng.
– Không quy định số người phụng dưỡng.
– Hình thức chuyển tiền là phải chuyển khoản qua ngân hàng hoặc qua thể SBT, thẻ DCOM.
Đọc thêm: Thời hạn Visa tối đa đi XKLĐ Nhật Bản làm việc là bao lâu?

3. Thủ tục đăng ký người phụ thuộc (扶養者) tại Nhật

Thông thường thực tập sinh tại Nhật Bản 1 năm sẽ phải trả khoảng 10-12 man/tháng tiền thuế. Vì vậy để giảm thuế, tiết kiệm chi phí tại Nhật bạn cần làm thủ tục xin giảm thuế tại Nhật Bản. Và đăng kí người phụ thuộc, hồ sơ chuẩn bị gồm có:

+Tờ khai 給与所得者の扶養控除等申告書

  • Nếu bạn đi làm và đón vợ sang ở cùng, vợ bạn có thu nhập dưới 103 man/năm –> điền vào phần A.
  • Nếu bạn có gửi tiền về phụng dưỡng cho bố mẹ ở VN và thu nhập của bố mẹ bạn cũng dưới 103 man/năm –> điền thêm thông tin của bố mẹ bạn vào phần B.
  • Nếu bạn hoặc người phụ thuộc là người khuyết tật hoặc góa vợ, góa chồng hoặc là sinh viên đi làm thêm –> khoanh tròn vào vị trí tương ứng ở phần C.
  •  Điền thông tin về người có chung người phụ thuộc kinh tế được hoàn thuế như bạn vào phần D. Ví dụ bạn và vợ đều đi làm, có một người con dưới 20 tuổi, thì chỉ một người được hoàn thuế (hoặc vợ hoặc chồng).
  • Nếu người phụ thuộc kinh tế của bạn dưới 16 tuổi –> điền tên người phụ thuộc dưới 16 tuổi vào phần E.

+Bản kê khai xác nhận quan hệ nhân thân
+Giấy khai sinh của thực tập sinh
+Đăng ký kết hôn của thực tập sinh nếu có
+Hộ khẩu có tên thực tập sinh và những thành viên trong bản kê khai xác nhận quan hệ nhân thân
+Hộ khẩu có tên thực tập sinh và chồng
+Chứng minh thư của thực tập sinh & những thành viên trong bản kê khai xác nhận quan hệ nhân thân

Chú ý: Yêu cầu tất cả các giấy tờ in hoặc photo khổ giấy A4 trên 1 mặt. Và sao y thành 2 bản công chứng tại UBND nơi gia đình thực tập sinh thường trú.
Đọc thêm: Hồ Sơ đăng ký tham gia XKLĐ Nhật Bản 2023 mới nhất 

4. Những thay đổi về xác nhận người phụ thuộc tại Nhật 2022

Từ năm 2022, chính phủ Nhật Bản bắt đầu có nhiều chính sách trong việc xác nhận người phụ thuộc khi đăng kí giảm thuế tại Nhật Bản như:

Không chuyển tiền gộp về 1 người: Bạn phải chuyển tiền vào 2 tài khoản riêng biệt, một cho bố và một cho mẹ. Nếu trước kia bạn gửi 15-20man/năm chung cho bố mẹ thì từ nhưng từ năm nay ai có tên trên giấy chuyển tiền mới được hưởng. Nên phải chuyển riêng 2 người 2 lần theo 2 tài khoản đứng tên riêng, tức là tách ra thành 10man/người là ổn.

Bạn bắt buộc phải chuyển qua ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền cho người phụ thuộc tại Việt Nam để chứng minh thay vì có thể chuyển tay như những năm trước. Phí chuyển tiền tại các ngân hàng Nhật thường rất đắt (khoảng 6000-7000yên cho 10 man). Do đó bạn có thể chuyển tiền qua cá các công ty chuyển tiền có uy tín như SBI hay Dcom. Lệ phí chỉ tầm 1000yên cho 10 man chuyển khoản, thủ tục cũng nhanh gọn.

Sau khi ghi đầy đủ thông tin vào tờ khai và chuẩn bị 2 giấy tờ trên, bạn nộp lại cho công ty để làm thủ tục 年末調整 thì sẽ được hoàn lại 1 phần tiền thuế. Trường hợp công ty không làm thủ tục này, thực tập sinh có thể lên trực tiếp 税務署 (cơ quan thuế) của các quận để xin khai giảm trừ thuế (gọi là thủ tục 還付申告).
Đối tượng mà bạn có thể đăng ký cho vào 扶養 ngoài bố mẹ ruột/bố mẹ vợ (chồng) và vợ/chồng. Ngoài ra còn có thể đăng ký cho anh/chị em ruột, anh chị em dâu (quan hệ 3 đời)
Đọc thêm: Hướng dẫn làm Hồ sơ, Thủ tục vay vốn ngân hàng đi XKLĐ Nhật Bản

Mong bài viết trên phần nào giúp bạn rõ hơn về thủ tục xin giảm thuế tại Nhật khi sống và làm việc tại đây. Nếu có thắc mắc gì về thuế ở Nhật, các bạn hãy để lại comment phía cuối bài viết hoặc liên hệ tới số HOTLINE: 0963.555.332  để được hỗ trợ giải đáp.

LIÊN HỆ:

Phòng Tuyển dụng XKLĐ Nhật Bản
Để biết rõ hơn về thông tin đơn tuyển dụng trên ứng viên vui lòng liên hệ trực tiếp với cán bộ phụ trách:

LÂM ĐỨC (MR): 0971.704.345
LÂM GIANG (MR): 0963.555.332

0/5 (0 Reviews)

Về lam giang

Avatar photo
Chào bạn! Mình là Trường Giang chuyên viên tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản của Công ty Châu Hưng có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Với mong muốn đem lại công việc ổn định, chi phí đi thấp, thu nhập cao cho mọi người. Rất hân hạnh được giúp đỡ mọi người. Thông tin tư vấn xin liên hệ: 0963.555.332 ( Zalo ) - 0971.704.345 ( Zalo )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *