Từ nhà vệ sinh tự động xả nước đến cửa hàng 24/7, tâm lý ưa chuộng sự tiện lợi của Nhật Bản có những điểm yếu không thể phủ nhận.
Từ lâu, Nhật Bản đã nổi tiếng trên thế giới về những sản phẩm mang lại sự tiện lợi cho người dùng – thậm chí điều này còn được nâng cấp lên thành văn hóa độc đáo tại đất nước mặt trời mọc. Nhưng các cửa hàng tiện lợi (Combini) 24/7 – nguồn gốc của nét văn hóa này – còn đem đến những gì cho người Nhật bên cạnh sự thuận tiện?
Rất nhiều người lần đầu tiên đến Nhật Bản đã ngạc nhiên trước những cánh cửa taxi tự động. Các nhà vệ sinh tự động không chỉ xả nước cho bạn mà còn cung cấp các chức năng rửa tay và làm khô tay tự động. Hành lý từ máy bay có thể chuyển thẳng về nhà, thậm chí tốc độ còn nhanh hơn so với chủ nhân của nó đi từ sân bay về. Mạng lưới dịch vụ giao hàng tận nơi (chuyển phát nhanh) của Takkyubin có thể vận chuyển bưu kiện trên toàn quốc qua đêm với một khoản phí rất nhỏ. Các cửa hàng combini 24/7 sẵn có ở mọi nơi với đầy đủ các đồ thực phẩm, đồ dùng vệ sinh và các dịch vụ tiện ích khác.
Cửa hàng tiện lợi 24/7 thậm chí trở thành nét văn hóa của Nhật Bản
Đối với bất kỳ ai quan tâm đến ý nghĩa kinh tế và xã hội về nhu cầu tiện lợi của Nhật Bản về sự thuận tiện, không có gì có thể mô tả chính xác hơn chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/7 tại Tokyo. Những gì bạn gặp trong một cửa hàng Combini nội thành điển hình là một đội ngũ nhân viên theo kiểu của một Liên Hợp Quốc thu nhỏ, nói tiếng Nhật và làm việc theo ca, đảm bảo 24 giờ phục vụ khách hàng không ngừng nghỉ. Chỉ trong một combini lớn ở quận trung tâm của Akasaka, có khoảng 20 nhân viên và chỉ một số ít trong đó là người Nhật. Những người khác đến từ Kazakhstan, Việt Nam, Bulgaria và Nepal.
Trong suy nghĩ của người Nhật, sự phát triển của văn hóa combini Nhật Bản cung cấp một hệ thống thực phẩm phong phú, tươi ngon và tiện lợi. Nhật Bản đã định nghĩa lại khái niệm “tiện lợi” vào giữa những năm 1970 bằng cách chuyển đổi chuỗi cửa hàng bán lẻ truyền thống thành một hoạt động bán lẻ nhỏ 24 giờ. Hệ thống này phục vụ cho vô số nhu cầu, từ một thùng sữa, bánh gạo onigiri đến thanh toán hóa đơn, vé xem kịch và thậm chí các ấn phẩm in ấn như bưu thiệp hay các bức ảnh. Sự cạnh tranh khốc liệt đã tạo đà phát triển cho hết dịch vụ này đến dịch vụ khác – vượt xa việc chuyển hàng hoặc những gì có thể được mong đợi từ một cửa hàng địa phương.
Điều này có thể phản ánh cho một xã hội thân thiện, hướng ngoại, cởi mở với người nước ngoài và mong muốn phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Văn hóa combini của Nhật Bản đã được tôn vinh trong các nghiên cứu ở các trường kinh doanh, và gần đây đã trở thành tượng đài vĩnh cửu trong cuốn “Convenience Store Woman – Tạm dịch: Người phụ nữ trong cửa hàng tiện lợi”, một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Sayaka Murata, viết về một người phụ nữ làm việc nhiều năm trong một cửa hàng tiện lợi ở ngoại ô.
Áp lực kinh tế và xã hội từ văn hóa Combini
Nhưng khi suy nghĩ sâu hơn, bạn sẽ thấy áp lực kinh tế và xã hội khi nuôi dưỡng văn hóa tiện lợi 24 giờ. Trung tâm của văn hóa combini là một đội ngũ nhân viên được trả lương thấp, trong đó có một số lượng lớn là người nước ngoài. Những người có quốc tịch khác phần lớn đến từ các nước đang phát triển, sẵn sàng làm việc với các điều khoản tương đối khắc nghiệt.
Bạn cũng có thể thấy nhiều căn bệnh nan y có gốc rễ từ “tâm lý tiện lợi” trong xã hội Nhật Bản đương đại. Trong bối cảnh dân số già, nền kinh tế đang bị chậm lại, và sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào tự động hóa, mọi người đang quên mất cách làm mọi thứ cho chính họ.
Văn hóa tiện lợi của Nhật Bản không chỉ bao gồm các tiện ích, như máy hút bụi tự vận hành hay máy rửa cửa sổ, mà còn bao gồm các dịch vụ tiện ích. Lấy ví dụ từ những siêu thị Co-op phổ biến và các dịch vụ giao hàng tạp hóa khác. Mỗi tuần, bà nội trợ Nhật điền vào một mẫu cung cấp một loạt các nguyên liệu theo mùa cho các bữa ăn nấu tại nhà. Một hộp lớn được chuyển đến cửa của cô ấy vào một thời điểm nhất định. Các hộp thực phẩm chứa các nguyên liệu tươi được cắt nhỏ, thái lát và đóng gói gọn gàng với công thức nấu ăn cho năm hoặc sáu bữa tối gia đình. Và các bà nội trợ chỉ mất chưa đến 30 phút để nấu các món ăn ngon và tốt cho sức khỏe. Họ vui vẻ thú nhận mình sẽ không bao giờ có thể quay trở lại lối đi chợ cũ, tự mình đi siêu thị và chuẩn bị nguyên liệu.
Ban đầu, dựa trên mô hình 7- Eleven của Mỹ, các cửa hàng trở nên chi tiết đối với các dịch vụ của họ, yêu cầu giao hàng nhiều hơn, nhiều người làm hơn và nhiều dịch vụ hơn. Kết quả là một hệ thống bán lẻ khổng lồ với nhu cầu nhân sự khổng lồ. Với gần 60.000 cửa hàng nằm dưới sự quản lý của 7 chi nhánh quản lý, tổng số nhân viên ước tính lên tới hơn một triệu người, hầu hết làm bán thời gian.
Để có được một sự “tiện lợi” như vậy, các nhà quản lý cũng phải trả một giá tương đối cao. Họ gặp phải khó khăn khi tuyển dụng lao động sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp và một việc làm bán thời gian. Thách thức trong đào tạo hệ thống nhân sự và chi phí vận hành mạng lưới cung ứng cũng đè nặng lên vai nhà quản lý. Thậm chí, họ còn phải đối mặt với sự không hài lòng ngày càng tăng giữa những người được nhượng quyền về cửa hàng tiện lợi 24 giờ.
Đối mặt với những vấn đề đó, các nhà lãnh đạo chuỗi cửa hàng 7-Eleven và FamilyMart đang phá vỡ quy tắc mở cửa 24 giờ không thể thay đổi trước đây bằng cách thử nghiệm mở cửa hàng với thời gian ngắn hơn. Khởi đầu, họ mới chỉ tập trung vào một số ít cửa hàng. Tuy nhiên, động thái này có thể giúp khởi tạo lại các suy nghĩ về cách thức làm việc và lao động cùng toàn bộ cơ chế hoạt động của mạng lưới cung cấp và phân phối cửa hàng tiện lợi 24/7.
Quan trọng hơn, cuối cùng nó có thể làm lung lay “tâm lý thuận tiện” của Nhật Bản. Khi khách hàng nhìn thấy combini địa phương chỗ họ ở đóng cửa, mọi người có thể sẽ tự nấu ăn, đi bộ đến siêu thị hoặc bưu điện, hoặc mua vé nhà hát trực tuyến. Nói cách khác, sự suy giảm của văn hóa combini sẽ đem lại điều gì đó ngoài sự thuận tiện – có thể là lời nhắc nhở đến người Nhật rằng họ hoàn toàn có thể tự lo liệu cho mình mà không phụ thuộc vào cái gọi là văn hóa tiện lợi.